Giới thiệu

Proper credit and attribution

Proper credit and attribution

Khi thực hiện nghiên cứu, viết tiểu luận hay những dự án học thuật, việc tìm thông tin từ những nguồn như sách, báo, trang web là rất quan trọng. Những thông tin này giúp ta định hình được chủ đề, bổ sung những luận chứng củng cố cho lập luận của chúng ta, và có được cái nhìn bao quát về những thảo luận xung quanh chủ đề.

Khi trình bày những thông tin mà bạn thu thập được vào trong công trình của mình, bạn cần phải nêu rõ ràng việc bạn tìm được những thông tin ấy ở đâu. Việc này được gọi là trích dẫn

Trích dẫn thể hiện rằng bạn đã ghi nhận tác giả của thông tin đó trong công trình của bạn. Ngoài ra, trích dẫn cũng giúp người đọc công trình thấy được sự chuẩn bị của bạn cho công trình này. Với những nguồn đáng tin cậy, trích dẫn đó sẽ là một luận cứ mạnh mẽ cho luận điểm của bạn. Người đọc thông qua trích dẫn của bạn cũng thể tìm lại những tài liệu bạn đã sử dụng để tìm hiểu sâu hơn và vấn đề. Cuối cùng, trích dẫn là cách để bạn tránh khỏi lỗi đạo văn, tức việc bạn sử dụng ý tưởng, bài viết của người khác như là của mình.

Vậy khi nào bạn cần phải trích dẫn? Có một số quy tắc như sau:

  • Khi bạn đang tóm tắt một ý tưởng của ai đó
  • Khi bạn trích dẫn trực tiếp, nguyên văn từ một nguồn nào đó
  • Khi bạn đang diễn giải một thông tin nào đó (diễn giải – paraphrase: ghi lại ý tưởng của người khác dưới từ ngữ của bạn)
  • Đưa ra một sự thật, khái niệm, định nghĩa mà không thuộc kiến thức phổ thông

Với những tác phẩm được phân phối dưới giấy phép Creative Common, việc ghi nhận, trích dẫn cũng có những quy tắc riêng. Tất cả giấy phép CC đều cho phép quyền phân phối – tức bạn có thể tự do sử dụng và chia sẻ tác phẩm. 

Một ví dụ hoàn hảo cho việc ghi nhận một tác phẩm có giấy phép CC:

Furggelen afterglow” bởi Lukas Schlagenhauf được cấp phép CC BY-ND 2.0

Trích dẫn trên tuân thủ 4 tiêu chí TASL:

  • Title: tiêu đề của tác phẩm (Furggelen afterglow)
  • Author: tác giả của tác phẩm (Lukas Schlagenhauf)
  • Source: được gắn link dẫn đến tác phẩm trong title
  • License: CC BY-ND 2.0 và dẫn link đến chứng chỉ

Bạn cũng có thể ghi nhận như sau: “Ảnh bởi Lukas Schlagenhauf/ CC BY-ND

Đây được coi là cách ghi nhận tạm được, vì

  • Title: tuy không có tiêu đề nhưng có đường dẫn đến nguồn tác phẩm
  • Author: tên tác giả được nêu ra và có đường dẫn đến hồ sơ tác giả
  • Source: có đường dẫn đến tác phẩm
  • License: CC BY-ND 2.0 và dẫn link đến chứng chỉ

Cách ghi nhận sai: “Ảnh: Flickr”

Cách ghi nhận này không đưa ra thông tin về tiêu đề tác phẩm, tác giả tác phẩm cũng không phải là Flickr, không có đường dẫn đến nguồn tác phẩm và cũng không trình bày giấy phép mà tác phẩm sở hữu.

Nếu bạn có chỉnh sửa tác phẩm, bạn nên ghi nhận như sau: “Furggelen afterglow” bởi Lukas Schlagenhauf được cấp phép CC BY-ND 2.0 / Đã qua chỉnh sửa”

Với ghi nhận tương tự như ví dụ đầu tiên, bạn đã thông báo thêm thông tin rằng tác phẩm này đã được chỉnh sửa từ bản gốc.

Trong trường hợp bạn dùng tác phẩm để tạo một tác phẩm phái sinh, thì cách ghi nhận sau được khuyên dùng: “Tác phẩm này, “[Tên tác phẩm phái sinh]”, là tác phẩm phái sinh từ “Furggelen afterglow” bởi Lukas Schlagenhauf được cấp phép CC BY-ND 2.0. “[Tên tác phẩm phái sinh]” của [Tên của bạn] được cấp phép theo CC BY

Nếu như bạn còn bất kỳ nghi ngờ hay thắc mắc nào, bạn có thể đọc chi tiết điều khoản từ Creative Commons để nắm rõ hơn cách ghi nhận tác phẩm của người khác dưới giấy phép CC tại đây: https://creativecommons.org/licenses/by/4.0/legalcode#s3a 

Tuy vậy, trong các điều khoản của mình, Creative Commons cho bạn quyền thoải mái trong việc ghi nhận một tác phẩm thay vì cứng nhắc với cách trích dẫn cố định (không giống như cách trích dẫn với những thông tin, thứ tự, cú pháp tiêu chuẩn trong khoa học). Bạn có thể dùng bất kỳ cách ghi nhận nào hợp lý nếu như nó thỏa điều kiện rằng người đọc/nghe/xem có thể ghi nhận tác giả của tác phẩm ban đầu. Đừng làm khó bản thân hay biến việc trích dẫn, ghi nhận trở nên quá phức tạp.

Ví dụ như bạn có thể chỉ cần một đường link duy nhất dẫn đến trang Giới thiệu tác phẩm, trong đó có đầy đủ các thông tin về tác phẩm, tác giả, giấy phép mà nó sở hữu.

Còn có một cách khác để giúp việc trích dẫn, ghi nhận đơn giản hơn là sử dụng các tool được phát triển để thực hiện việc này, ví dụ như: Open AttributeCommons Machinery. Đây là các plugin cho Firefox và Chrome, sử dụng metadata về giấy phép CC trên một trang web và tạo trích dẫn cho bạn

Tài liệu (tạm)

8.1 Giving Proper Credit through Attribution & Citation – Digital Information Skills for Community College Researchers (maricopa.edu)

How to give attribution – Creative Commons

Best practices for attribution – Creative Commons

15,626
Lượt truy cập
5,256
Tài liệu nghiên cứu
359
Lượt tải về mỗi ngày
150
Tác giả