Toàn Ấn Độ đăng ký các tập san nghiên cứu nhằm mở đường cho các nước đang phát triển
Tưởng tượng rằng bạn đang đọc một bài báo quan trọng trên một trang web và bất ngờ một thông báo nhấp nháy trên màn hình yêu cầu một khoản phí khổng lồ để có thể tiếp tục đọc toàn bộ bài viết. Điều này ít nhất sẽ gây phiền toái cho một số người đọc.
Đây là thực trạng mà nhiều nhà khoa học đang phải đối mặt. Họ bị cấm truy cập vào các tập san học thuật chứa thông tin họ cần để tiến hành nghiên cứu trừ khi họ trả phí cho nhà xuất bản. Không chỉ vậy, các khoản phí đã ngày một tăng lên mức cao hơn hàng trăm lần so với lạm phát. Theo tính toán của một thủ thư tại Đại học Missouri vào năm 2020, so với năm 1983, các khoản thu phí của những tập san khoa học nổi tiếng như Nature đã tăng 113.78 lần, 189.18 lần đối với Science và 244.49 lần đối với New England Journal of Medicine khi so sánh với bình quân lạm phát. Nói cách khác, mức tăng giá NEJM đã vượt qua mức lạm phát đến 24.339%.
Các nhà nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu ở Ấn Độ đã chi khoảng 15 tỷ Rupee (tương đương 200 triệu Đô-la Mỹ) cho việc đăng ký tập san cho các tài liệu học thuật hàng năm – một chi phí khổng lồ đối với một nền kinh tế đang phát triển và là một vấn đề không chỉ ở Ấn Độ mà còn tương tự đối với tất cả các quốc gia ở Nam Bán Cầu.
Ấn phẩm khoa học là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ Đô la do một vài doanh nghiệp lớn thống trị. Các học giả thường được chính phủ tài trợ, nghiên cứu thường được tài trợ bởi những người đóng thuế cho nghiên cứu và họ sau đó sử dụng những đồng tiền thuế ấy để đọc những nghiên cứu được đăng ở những tập san tư nhân.
Đó là một số tiền khổng lồ từ người nộp thuế chảy sang ngành công nghiệp tư nhân và gần đây đã có nhiều lời kêu gọi để thay đổi hệ thống này. Tuy nhiên, việc mong đợi các nhà xuất bản cung cấp nguồn tài liệu học thuật miễn phí cho tất cả mọi người là một giấc mơ không tưởng. Do đó, cộng đồng khoa học đã và đang cố gắng hướng tới những mục tiêu thực tế hơn và tìm ra các cơ chế để mọi người có thể tiếp cận nguồn tri thức khoa học một cách dễ dàng hơn.
Chính sách “Một quốc gia Một thuê bao” (One Nation One Subscription – ONOS) của Ấn độ đã thu hút được nhiều sự chú ý.
Mô hình ONOS của Ấn Độ lần đầu tiên được kêu gọi bởi Viện Hàn lâm Khoa học Ấn Độ vào năm 2017 và được soạn thảo thành chính sách của chính phủ ba năm sau đó. Viện Hàn lâm yêu cầu một thoả thuận đăng ký được đàm phán tập trung với các nhà xuất bản để có thể giúp các nhà nghiên cứu có thể đọc miễn phí các bài báo học thuật, loại bỏ nhu cầu đọc cá nhân và đăng ký tổ chức. Sức mạnh thương lượng tập thể của toàn bộ quốc gia dự kiến sẽ cho phép một nguồn phí lớn hơn.
Chính sách ONOS của Ấn Độ có sứ mệnh cho phép tài liệu khoa học được tiếp cận rộng rãi hơn, nâng cao hiểu biết về khoa học và tận dụng tối đa nguồn tiền trợ cấp nghiên cứu. Nếu chính sách này thành công, nó sẽ đóng vai trò là hình mẫu cho các khu vực khác trên thế giới và có khả năng được nhân rộng khắp Nam Bán Cầu.
Ấn Độ bắt đầu giai đoạn đầu tiên của ONOS vào tháng 11 năm 2022, với 70 tài nguyên của nhà xuất bản được em xét để truy cập từ tháng 4 năm 2023. Quá trình đàm phán để đăng ký tập trung cho các nhà xuất bản này sẽ sớm bắt đầu.
Tuy nhien, con được thực hiện Một quốc gia Một thuê bao chắc chắn sẽ có nhiều thách thức.
Thành công của chính sách này phụ thuộc vào giá trị của các thoả thuận giữa chính phủ và nhà xuất bản. Chính phủ sẽ cần một nhóm các nhà đàm phán dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo thương thảo đi đến một kết quả tích cực chung.
Một thách thức khác là xác định nguồn tài nguyên nào mà các nhà nghiên cứu Ấn Độ sẽ cần. Một cách tiếp cận chỉn chu, được lên chiến lược cẩn thận đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của thoả thuận này. Danh sách những tài khoản đăng ký cá nhân trước đó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thứ tự ưu tiên của nguồn tài nguyên. Việc tạo ra một cổng truy cập chung, kết hợp với hệ thống truy vết và thu thập dữ liệu sẽ là chìa khoá để đánh giá được tập san nào được ưa chuộng nhất.
Một đất nước rộng lớn như Ấn Độ có nhiều tổ chức với quy mô và khả năng tiếp cận quỹ khác nhau. Chính sách ONOS được kỳ vọng sẽ giảm bớt gánh nặng cho các nhà tổ chức nhỏ và mang lại sự thay đổi mang tính hệ thống trong việc tiếp cận các bài báo học thuật.
Chính sách được kỳ vọng sẽ tạo ra một hệ sinh thái nghiên cứu mạnh mẽ, thúc đẩy hành vi nghiên cứu vì lợi ích bên trong, cũng như đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu thương mại.
Nhiều tổ chức trên thế giới đã và đang thúc đẩy một “thoả thuận” chuyển đổi, như cách gọi của các nhà xuất bản, dần chuyển từ đăng ký cá nhân sang thoả thuận đọc miễn phí trên toàn quốc. Những thoả thuận này cho phép tất cả xã hội có quyền truy cập miễn phí vào tài liệu khoa học.
Vấn đề là các thỏa thuận như vậy đưa ra một khoản phí trả trước cho các nhà khoa học muốn công bố kết quả nghiên cứu của họ. Nó chuyển gánh nặng phí từ độc giả sang tác giả, rồi lại chuyển sang cơ quan tài trợ hoặc người nộp thuế. Lệ phí xuất bản cho các tạp chí có uy tín nhất thường rất cao và mặc dù thỉnh thoảng được miễn phí, các nhà nghiên cứu từ Nam Bán Cầu nhiều lần không đủ khả năng chi trả cho các mô hình “trả tiền để xuất bản”.
Chính sách ONOS đóng vai trò là một giải pháp thay thế quan trọng cho các thỏa thuận mang tính chuyển đổi đối với Nam Bán Cầu. Mô hình này sẽ cho phép các quốc gia có được vị thế đàm phán mạnh mẽ hơn thông qua việc mua số lượng lớn nội dung hơn và cung cấp cho mọi người quyền truy cập đầy đủ vào một số lượng lớn các tập san. Mặc dù vẫn chưa rõ liệu các nhà khoa học có cần phải trả phí trước để xuất bản hay không, một chính sách ONOS toàn diện cũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ việc tiếp cận các tập san ở Nam bán cầu, đặc biệt là đối với các nhà nghiên cứu trẻ, bằng cách có điều khoản riêng về tài trợ miễn phí các ấn phẩm khoa học hoặc thỏa thuận cấp phép một lần cho các tạp chí với phí xuất bản trả trước. Các chuyên gia về chính sách ONOS đã đề xuất một kế hoạch tương tự để thúc đẩy và hỗ trợ khả năng tiếp cận cho Ấn Độ.
Một số người xem mô hình ONOS là “đôi bên cùng có lợi” cho các quốc gia và nhà xuất bản, khi các nhà nghiên cứu sẽ có toàn quyền tiếp cận với cá bài viết học thuật và các nhà xuất bản vẫn giữ được lợi nhuận của mình.
Một bên có lợi khác sẽ là khoa học nói chung. Vì các nhà nghiên cứu sẽ không phải chi quỹ nghiên cứu của họ cho chi phí xuất bản, nên họ sẽ có thể sử dụng nguồn tài trợ của mình cho các chi phí thử nghiệm và từ đó tạo ra những phát hiện có giá trị hơn. Nhiều độc giả hơn cũng tương đương với tiếp xúc khoa học nhiều hơn và cải thiện kết quả nghiên cứu và phát triển lâu dài.
Hiện tại, Nam Bán Cầu đang chịu áp lực phải thực hiện các thoả thuận chuyển đổi của các tổ chức và tập đoàn của Bắc Bán Cầu. Mô hình ONOS nếu thành công sẽ trở thành một giải pháp thay thế thích hợp cho phương pháp này. Do đó, việc Ấn Độ đưa chính sách ONOS vào thực tiễn đóng vai trò là một bước chuyển đổi quan trọng mà Nam Bán Cầu đang hướng tới.
Nishant Chakravorty, Phó Giáo sư Trường Khoa học và Công nghệ Y tế, IIT Kharagpur, Ấn Độ và là Thành viên Uỷ ban Cốt lõi Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học Trẻ Ấn Độ (INYAS), New Delhi. Ông tuyên bố không có xung đột lợi ích.