THIẾT KẾ LẠI KHOA HỌC MỞ Ở NHỮNG NỀN NGHIÊN CỨU ĐANG PHÁT TRIỂN

Nghiên cứu là một mảng còn tương đối mới ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Ở những khu vực này, các nhà khoa học trẻ đang làm việc chăm chỉ để bước đầu xây dựng một nền khoa học mở với mục tiêu có thể tích hợp được những nguyên tắc này vào quá trình phát triển cộng đồng nghiên cứu. Nhưng nhu cầu của những cộng đồng đó lại rất khác với những hệ thống đã vận hành trơn tru. Vì thế, thay vì chuyển đổi và tái định hình các hệ thống đã vững chắc, các nhà khoa học đang nỗ lực thiết kế những mô hình mới.

Họ phải đối mặt với nhiều thử thách: thiếu nguồn tài trợ, ít cơ hội tiếp cận tài liệu học thuật và cơ sở vật chất kém chất lượng. Các chính sách của chính phủ buộc họ phải ưu tiên năng suất/số lượng hơn chất lượng.

Theo ước tính, hơn 80% dân số thế giới đang sống ở những khu vực mà nghiên cứu đang phát triển, điều này chứng tỏ rằng còn nhiều tiềm năng khoa học chưa được khai phá trên thế giới. Nhóm người đa dạng này có thể mang tới nhiều cách tư duy mới về những vấn đề cũ. Hợp tác toàn cầu cũng giúp gia tăng cơ hội tiếp cận tới các nguồn lực và khách thể ngoài tầm với của các nhà nghiên cứu.

Các chính sách quốc gia phù hợp

Các phần thưởng về mặt tài chính và cơ hội sự nghiệp dành cho việc công bố là những chính sách phổ biến ở những quốc gia như Indonesia, Trung Quốc, Brazil; những nơi mà văn hoá nghiên cứu vẫn còn đang được định hình.

Mục tiêu của họ là gia tăng về mặt khối lượng để “bắt kịp” các đất nước khác, nhưng lại vô tình khuyến khích những thực hành khoa học kém chất lượng. Các nhà khoa học ở Ấn Độ đã phải dùng đến cách thức công bố trên những tạp chí săn mồi để gia tăng số lượng xuất bản. Tương tự, các chính sách khuyến khích số lượng đã dẫn đến tình trạng các nhà khoa học ở Trung Quốc làm giả quá trình phản biện đồng nghiệp.

Và đây chỉ là một số trong nhiều các ví dụ cho thấy ảnh hưởng của những chính sách khuyến khích xuất bản không phù hợp tới chất lượng nghiên cứu ở những quốc gia mà hệ thống nghiên cứu còn đang trong quá trình phát triển. Hệ quả là ở một số cộng đồng khoa học, những nghiên cứu đến từ những khu vực này bị coi là không đáng tin cậy.

Các quốc gia có thu nhập thấp không thể tiêu tốn nguồn lực vào việc tài trợ những nghiên cứu không đáng tin cậy. Do vậy, các chính sách cần được thiết kế để hướng đến việc thúc đẩy tính minh bạch, xác đáng và nghiêm ngặt về mặt khoa học, thay vì chỉ tập trung tăng cường số lượng đầu ra – đặc biệt là trong trường hợp chính phủ muốn sử dụng các kết quả nghiên cứu để hỗ trợ cho việc ra quyết định. Các chính phủ cũng phải cung cấp các đào tạo, nguồn lực và động lực cần thiết để mọi người thật tâm mong muốn thực hiện những thay đổi này.

Các chính sách và cách thức triển khai chính sách đều cần phản ánh được các nhu cầu cụ thể của từng quốc gia. Ví dụ, việc yêu cầu các nhà nghiên cứu đăng tải dữ liệu gốc lên các kho lưu trữ mở sẽ vừa giúp thúc đẩy tính minh bạch của bộ dữ liệu, vừa cho phép các nhóm, cá nhân khác có thể kiểm chứng và thực hiện lại các phân tích. Các nhà khoa học khác cũng có thể đóng góp các phát hiện mới khác với cùng một nguồn thông tin dữ liệu.

Trang bị các trường đại học để phục vụ công tác nghiên cứu

Phần lớn các trường đại học ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đều được trang bị cho mục đích giáo dục, vậy nên, nó bị thiếu đi các trang thiết bị và tiếp cận cần thiết để tiến hành nghiên cứu. Ví dụ, các thủ thư ở Nigeria rất vất vả trong việc lấp đầy thư viện của họ với những nguồn tài liệu khoa học và công nghệ đang ngày càng gia tăng trong tình trạng ngân sách liên tục phải cắt giảm.

Các nguồn tài trợ chuyên biệt và đáng tin cậy là vô cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy nghiên cứu ở các trường đại học. Khoản tài trợ có thể được sử dụng để tuyển dụng thêm các cán bộ hỗ trợ, đầu tư cho việc di chuyển, hợp tác của các nhà nghiên cứu và thiết lập các quy trình cho việc đảm bảo quy tắc đạo đức, thu thập dữ liệu và quản lý nguồn tài trợ. Nó sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu và giảng dạy hiệu quả hơn. Nhìn chung, sự đầu tư cần tạo ra được một vòng xoay phát triển mà ở đó các thay đổi dài hạn của kết quả nghiên cứu giúp thu hút được nhiều hơn các tài trợ từ chính phủ và trên thế giới.

Đào tạo về khoa học mở

Các thay đổi bền vững đòi hỏi sự đầu tư vào giáo dục. Đào tạo các nhà nghiên cứu không nên chỉ dừng lại ở các lý thuyết của lĩnh vực cụ thể, mà còn phải bao gồm cả các cách thức để thúc đẩy thực hành khoa học. Nội dung đào tạo phải bao gồm cả những cạm bẫy của nền học thuật hiện đại, chẳng hạn như việc các thước đo học thuật đã đóng góp vào các thiên kiến xuất bản như thế nào.

Nó phải chỉ ra được những hậu quả của việc phải gánh những áp lực đảm bảo về chất lượng, khả năng lặp lại và độ tin cậy của nghiên cứu. Và nó phải trung thực chỉ ra những bất đồng về việc liệu những thực hành đó có hiệu quả không, hay khi nào thì những thực hành đó sẽ phù hợp. Các nhà nghiên cứu cần học về những chủ đề này khi họ bắt đầu sự nghiệp của mình, thậm chí kể cả khi đang là sinh viên đại học, thay vì việc phải điều chỉnh những thực hành của mình về sau.

Việc đào tạo thực hành khoa học chất lượng sẽ giúp các nhà khoa học có tư duy phản biện và ứng dụng những thực hành đúng đắn để tăng cường mức độ uy tín cho các công trình của họ. Ví dụ, chương trình Tiến hành Nghiên cứu Có trách nhiệm (Responsible Conduct of Research programme) ở Malaysia đã giúp cải thiện tính toàn vẹn của khoa học trên cả nước.

Quá trình chuyển đổi hướng tới khoa học mở có thể sẽ yêu cầu một sự tái thiết lập toàn thể chương trình đào tạo, giảm bớt các học phần về các môn chuyên ngành để tránh tình trạng quá tải bài tập, công việc. Tuy nhiên, sự đầu tư vào đào tạo này cho đến cuối cùng sẽ giúp tạo ra những nghiên cứu uy tín và hữu ích.

Việc này sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước cũng như thúc đẩy con đường sự nghiệp của các nhà khoa học. Bởi vì tuyển dụng ở các trường đại học danh tiếng ngày càng yêu cầu nhiều bằng chứng cho việc thực hành khoa học mở và để hỗ trợ đào tạo khoa học mở, cần có sẵn các nguồn tài nguyên mở và miễn phí.

Tạo không gian cho việc phát triển nghiên cứu

Phần lớn các nghiên cứu học thuật được thực hiện ở Úc, châu u và Bắc Mỹ. Hơn 75% các bài báo được phân tích trong một khảo sát của tạp chí Psychological Science có mẫu khách thể đến từ các nước châu u, mặc dù dân số ở các nước này chỉ chiếm 12% số dân toàn cầu.

Những khuynh hướng này ảnh hưởng tới hiểu biết của chúng ta về thế giới, và khiến cho các nhà nghiên cứu đến từ các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh khó vận hành hiệu quả.
Khuynh hướng này cũng phản ánh thực tế rằng các tạp chí hàng đầu đều chủ yếu được biên tập bởi những người đến từ các nước châu u và ưu tiên các câu hỏi nghiên cứu liên quan tới khu vực này.

Có nhiều báo cáo không chính thức nói rằng các nghiên cứu về các khách thể không phải đến từ châu u hay đề ra các câu hỏi nghiên cứu không liên quan tới văn hoá châu u không được các tạp chí chấp nhận. Chúng thường bị loại vì bị coi là nghiên cứu những chủ đề không quan trọng đối với số đông độc giả hoặc bị nghi ngờ bởi định kiến về nguồn gốc của nghiên cứu.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi cho các nhà nghiên cứu người Mỹ xem các tóm tắt nghiên cứu giống y hệt nhau, thì họ sẽ có xu hướng gợi ý nghiên cứu đó cho đồng nghiệp của mình nếu tác giả của nghiên cứu đó được ghi là đến từ Anh nhiều hơn so với khi tác giả đó được ghi là đến từ Malawi.

Các tạp chí nên đóng vai trò chủ động trong công cuộc giảm các khuynh hướng này. Một bước đơn giản đó là yêu cầu các tác giả mô tả rõ ràng quần thể dân chúng mà họ nghiên cứu dựa trên, và không khái quát các kết quả nghiên cứu cho cả các nhóm quần thể khác. Phản biện ẩn danh hai chiều (double-blind review) giúp giải quyết vấn đề thiên kiến tích cực mà các tổ chức hay các tác giả uy tín thường “bị” trải nghiệm. Phản biện mở giúp giảm các thiên kiến tiêu cực hướng đến các nhóm khách thể không đến từ châu u.

Các tạp chí có uy tín cần nỗ lực truyền tải các tiêu chuẩn của họ tới các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, và mở ra các số đặc biệt tập trung vào các hiểu biết liên quan tới nhóm quần thể thiếu đại diện.

Các hiệp hội học thuật và các hội thảo thực hiện trên nền của các văn hoá nghiên cứu đã phát triển cũng phải tiếp cận tới các nhà khoa học đến từ các nền văn hoá nghiên cứu đang phát triển. Thiếu thốn các nguồn tài trợ và hạn chế di chuyển ở nhiều nơi trong khu vực châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã làm giảm đi các cơ hội hợp tác nghiên cứu, mạng lưới kết nối và dịch chuyển quốc tế cho các nhà nghiên cứu ở đây, khiến cho họ ngày càng dễ bị cô lập. Những khó khăn như vậy cần được thừa nhận và giải quyết.

Một điều quan trọng khác là những nỗ lực tạo dựng không gian hợp tác, phát triển cho các nhà nghiên cứu đến từ châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh cần phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, tập trung vào trao quyền thay vì kiểm soát.

Trong quá khứ, các nhà nghiên cứu từ các nước châu u đôi khi đã thu thập và công bố dữ liệu mà không có sự ghi công xứng đáng cho những người mà họ hợp tác đến từ các vùng khác trên thế giới. Một phương án gợi ý đó là các tổ chức tài trợ có thể thiết kế các chính sách để đảm bảo sự hợp tác chân chính giữa khu vực bắc bán cầu và các nước có lợi thế ít hơn về nghiên cứu.

Phản tư và thích ứng

Trong thập kỷ vừa rồi, đã có sự gia tăng đáng kể trong việc các tổ chức nghiên cứu ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đánh giá xem các cán bộ cơ hữu của họ có thành công hay không dựa trên tiêu chuẩn châu u. Cụ thể hơn, tiêu chuẩn này dựa trên số lượng công bố tại các tạp chí uy tín. Nếu như những tiêu chuẩn này vẫn tồn tại, áp lực công bố bằng mọi giá có thể trở thành thử thách lớn nhất trong việc tạo ra các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy.

Các thước đo học thuật và các chính sách chỉ nên được áp dụng nếu chúng hữu ích với mục tiêu của khoa học: thu thập kiến thức để phục vụ các lợi ích lớn hơn của xã hội. Vậy nên, những giám sát và nội quan liên tục là vô cùng cần thiết. Một số các sáng kiến tốt nhất trong thời điểm hiện tại có thể không còn phù hợp trong tương lai.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã cho dừng hệ thống thưởng tiền cho công bố khoa học sau khi nhận ra những ảnh hưởng của nó lên chất lượng của các kết quả nghiên cứu. Chúng ta không thể mong đợi rằng sẽ có những thay đổi hành vi bền vững nếu như cá nhân được khuyến khích để làm điều ngược lại.

Nếu các nền văn hoá nghiên cứu trẻ có thể chống lại được những thực hành có hại đang ăn sâu vào giới khoa học, họ sẽ có cơ hội thiết lập được một kiểu chiến lược mới cho khoa học mở. Họ có thể tránh được những áp lực mà đôi khi đang gây hại tới nền nghiên cứu châu u, từ đó giúp tạo ra được những công trình uy tín và có ích cho xã hội.

Mục tiêu không phải là làm lại những gì đã được thực hiện ở Bắc Mỹ, châu u và Úc. Mục tiêu là phải làm tốt hơn như thế.

Linh Chi lược dịch
Theo: EdLab Asia

Nguồn: Onie, S. (November 03, 2020). Redesign open science for Asia, Africa and Latin America. Nature. https://doi.org/10.1038/d41586-020-03052-3